Cần làm gì khi bị “Cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe”?

CẦN LÀM GÌ KHI BỊ YÊU CẦU DỪNG XE

(Hãy in ra giấy bỏ sẵn vào túi mỗi khi đi xe ra đường)

    Hầu hết mọi người khi tham gia giao thông đều đã từng ít nhất một lần phạm lỗi và bị phạt. Nhưng do chưa có sự hiểu biết sâu sắc về luật an toàn giao thông mà nhiều khi chúng ta không hiểu về những khoản tiền phạt phải đóng.

    Khi bị Công an dừng phương tiện, phải hỏi rõ lí do dừng xe, chỉ có 2 trường hợp Công an được dừng xe.

    1 – Kiểm tra hành chính

    2 – Xử lí lỗi vi phạm.

    Nếu kiểm tra hành chính thì nhất thiết phải có chuyên đề, hoặc mệnh lệnh, kế hoạch do trưởng Công an huyện trở lên kí. Nếu xử lí lỗi vi phạm luật giao thông thì bắt buộc Công an phải chứng minh được lỗi vi phạm bằng hình ảnh.

    Không bao giờ đưa giấy tờ trước, khi Công an chưa chứng minh được lỗi vi phạm, hãy ghi âm lại hoặc quay phim. Lúc này Công an có thể nói: Chúng tôi sẽ đưa xe về đồn giải quyết.

    Lúc đó bạn hãy bình tĩnh đáp trả lại: “Vâng và tôi sẽ kiện các đồng chí tội vu khống và sai luật, cần tôi nhắc lại Điều 3 – Nguyên tắc xử lí VPHC -tại Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 không?”.

    Một điều nữa nên nhớ chỉ có CSGT mang thẻ tuần tra (thẻ màu xanh to) mới được dừng xe và xử lí, các Công an khác khi có lệnh điều động hỗ trợ bằng văn bản có hiệu lực. (Chú ý thời hạn văn bản, số người được điều động).

    + Còn nếu Công an gây áp lực hãy gọi đường dây nóng Công an của tỉnh bạn hoặc cao hơn là cục CSGT (trực 24/24) : 06942608 hoặc trực ban tổng cục : 06941224.
    + Bên cạnh đó Điều 3 – điểm D – Luật Xử lý VPHC số 15/2012/QH13 có nêu:

    “Người có thẩm quyền xử lí vi phạm hành chính phải chứng minh được hành vi vi phạm hành chính. Cá nhân, tập thể được coi là vi phạm hành chính được tự mình, hoặc đại diện hợp pháp chứng minh là mình không Vi phạm hành chính”. Còn mắt thường các đồng chí cũng như tôi.

    Tôi thấy tôi đi đúng luật. Nếu như các đồng chí cảm nhận thế thì có thể nhắc nhở tôi thôi. Để nói tôi vi phạm cần đủ tang chứng, vật chứng chứng minh tôi vi phạm. Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.

    Cứ bình tĩnh, NHÂN DÂN LÀ CHỦ, CÔNG AN LÀ NÔ BỘC.

    Chú ý nên ghi âm và nói trước: “Tôi sẽ chấp hành xuất trình đầy đủ giấy tờ nếu các anh làm đúng luật, đề phòng các anh lại bảo là tôi chống người thi hành công vụ”.

    Lỗi này bị phạt nặng. Nên phải cảnh giác đừng để gây vào lỗi này. Còn nữa nếu bảo anh không có quyền kiểm tra thì nói rằng: “Đồng chí nhầm rồi, nhân dân có quyền giám sát tất cả các việc làm của mọi đối tượng. Quyền dân chủ, các đồng chí cũng như tôi, là Công an trước hết các đồng chí là công dân, hơn ai hết các đồng chí phải hiểu điều đó”.

    Tiếp nữa, Nếu thực sự phạm lỗi (có đầy đủ minh chứng) & CSGT nói: Lỗi này phải phạt 750.000đ. Thì yêu cầu: Các anh công khai biểu mức phạt có hiệu lực. Tôi sẽ nộp theo quy định. Nhiều khi họ nói vống lên để ai đó “đi đêm” 500.000 đồng thay cho làm biên bản nộp phạt 750.000đ, nhưng trên thực tế lỗi đó của bạn chỉ phải nộp 50.000đ hay 100.000đ thôi.

     

    Danh sách đường dây nóng của phòng CSGT:
    Hà Giang (0219.3869 142)
    Cao Bằng (026.3852 439)
    Bắc Kạn (0281.3869 152)
    Lạng Sơn (025.3811 294)
    Tuyên Quang (027.3821 968)
    Lào Cai (020.3869 176)
    Lai Châu (0231.3877 027)
    Điện Biên (0230.3824 357)
    Sơn La (022.3852 393)
    Yên Bái (029.3869 339)
    Phú Thọ (0210.3952 157)
    Vĩnh Phúc (0211.3867 853)
    Thái Nguyên (0280.3869 121)
    Bắc Giang (0240.3854 789)
    Quảng Ninh (033.3789 136)
    Hải Phòng (031.3895 827)
    Hải Dương (0320.3889 227)
    Hưng Yên (0321.3865 306)
    Bắc Ninh (0241.3822 415)
    Hà Nội (04.39396 886)
    Hòa Bình (0218.3869 218)
    Hà Nam (0351.3851 021)
    Nam Định (0350.3891 026)
    Thái Bình (036.3870 281)
    Ninh Bình (030.3873 338)
    Thanh Hóa (037.3853 085)
    Nghệ An (038.3839 222)
    Hà Tĩnh (039.3690 680)
    Quảng Bình (052.3822 188)
    Quảng Trị (053.3890 305)
    Thừa Thiên Huế (054.3823 856)
    Đà Nẵng (0511.3821 306)
    Quảng Nam (0510.3852 577)
    Quảng Ngãi (055.3822 883)
    Kon Tum (060.3862 459)
    Bình Định (056.3822 863)
    Phú Yên (057.3847 045)
    Gia Lai (059.3869 184)
    Khánh Hòa (058.3561 515)
    Đắk Lắk (0500.3869 163)
    Đắk Nông (0501.3544 499)
    Lâm Đồng (063.3241 333)
    Ninh Thuận (068.3823 309)
    Bình Thuận (062.3858 121)
    Bình Phước (0651.3879 924)
    Bình Dương (0650.3822 863)
    Đồng Nai (061.3826 889)
    Tây Ninh (066.3822 000)
    Bà Rịa – Vũng Tàu (064.3852 150)
    TP Hồ Chí Minh (08.38387 521)
    Long An (072.3820 900)
    Tiền Giang (073.3899 589)
    Bến Tre (075.3829 657)
    Vĩnh Long (070.3833 939)
    Đồng Tháp (067.3851 054)
    An Giang (076.3942 942)
    Cần Thơ (0710.3882 226)
    Hậu Giang (0711.3952 179)
    Trà Vinh (074.3749 227)
    Sóc Trăng (079.3617 617)
    Bạc Liêu (0781.3822 762)
    Kiên Giang (077.3820 114)
    Cà Mau (0780.3831 214)

     

    Để giúp bạn đọc trang bị đầy đủ kiến thức về luật an toàn giao thông, bài viết này tổng hợp lại những thông tin về các lỗi vi phạm luật giao thông khi đi xe máy thường gặp và mức xử phạt cụ thể cho từng lỗi đó Theo Nghị định số 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ – đường sắt có hiệu lực từ ngày 01/01/2014:

    1. Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh: phạt từ 60 – 80 ngàn đồng
    2. Vượt đèn đỏ: phạt từ 200 – 400 ngàn đồng.
    3. Vượt đèn vàng khi sắp chuyển sang đèn đỏ: phạt từ 100 – 200 ngàn đồng
    4. Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước: phạt từ 80 – 100 ngàn đồng.
    5. Không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định hoặc điều khiển xe đi trên hè phố: phạt từ 200 – 400 ngàn đồng.
    6. Quay đầu xe tại nơi cấm quay đầu xe: phạt từ 80 – 100 ngàn đồng
    7. Không sử dụng đèn chiếu sáng khi trời tối hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn: phạt từ 80 – 100 ngàn đồng
    8. Chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h: phạt từ 100 – 200 ngàn đồng.
    9. Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mà cài quai không đúng quy cách: phạt từ 100 – 200 ngàn đồng.
    10. Chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mà cài quai không đúng quy cách: phạt từ 100 – 200 ngàn đồng.
    11. Chở 2 người trên xe: phạt từ 100 – 200 ngàn đồng.
    12. Chở theo 3 người trở lên trên xe: phạt từ 200 – 400 ngàn đồng.
    13. Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”: phạt từ 60 – 80 ngàn đồng.
    14. Đi vào đường cao tốc không dành cho xe máy: phạt từ 200 – 400 ngàn
    15. Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông: phạt từ 200 – 400 ngàn.
    16. Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên: phạt từ 80 – 100 ngàn.
    17. Chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h: phạt từ 500 ngàn đến 1 triệu.
    18. Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80
    miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: phạt từ 500 ngàn đến 1 triệu.
    19. Sử dụng chân chống, vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy: phạt từ 2 triệu đến 3 triệu.
    20. Chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h: phạt từ 2 triệu đến 3 triệu.
    21. Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: phạt từ 2 triệu đến 3 triệu.

    Các lỗi liên quan đến giấy tờ, độ tuổi điều khiển xe:
    22. Điều khiển xe máy khi chưa đủ 16 tuổi: Phạt cảnh cáo.
    23. Từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô từ 50cm3 trở lên. Phạt tiền từ 400.000 đến 600.000.
    24. Điều khiển dưới 175cm3 không có GPLX, sử dụng GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp, GPLX hoặc bị tẩy xóa. Phạt tiền từ 800.000 đến 1.200.000. Đồng thời tịch thu GPLX không hợp lệ.
    25. Điều khiển xe từ 175cm3 trở lên không có GPLX, sử dụng GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa. Phạt tiền từ 4.000.000 đến 6.000.000. Đồng thời tịch thu GPLX không hợp lệ.
    26. Không mang theo Giấy phép lái xe. Phạt tiền từ 80.000 đến 120.000.
    27. Không mang theo Giấy đăng ký xe. Phạt tiền từ 80.000 đến 120.000.
    28. Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe. Phạt tiền từ 300.000 đến 400.000.
    29. Sử dụng Giấy đăng ký xe bị tẩy xóa; Không đúng số khung, số máy hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp. Phạt tiền từ 300.000 đến 400.000. Đồng thời tịch thu Giấy đăng ký không hợp lệ.
    30. Không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới. Phạt tiền từ 80.000 đến 120.000.

    Sưu tầm

    0 0 vote
    Article Rating

    NamLee Blog - Chia sẻ là đam mê
    Subscribe
    Notify of
    guest
    0 Comments
    Inline Feedbacks
    View all comments
    0
    Would love your thoughts, please comment.x
    ()
    x