Sự khác nhau giữa POP và IMAP trong Email

Khi thiết lập một email cho một thiết bị (smartphone, tablet) hoặc phần mêm (outlook) thì chắc hẳn bạn sẽ nhìn thấy 2 giao thức . Nhưng đâu là sự khác biệt giữa 2 giao thức này? Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề này và giúp người dùng lựa chọn giao thức tốt nhất cho nhu cầu của mình.

IMAP: Internet Message Access Protocol
POP: Post Office Protocol
Cả 2 giao thức đều là giao thức email, cho phép người dùng đọc được các email thông qua các ứng dụng trung gian như Outlook, Mail (MacOS) hay Thunderbird…

    Sự ra đời

    POP được ra đời đầu tiên vào năm 1984 như là một giao thức dùng để tải Email từ Server. Năm 1986 IMAP ra đời, được thiết kế dùng để truy cập đến các Email đã lưu trên Server. Về cơ bản, sự khác nhau lớn nhất giữa 2 giao thức này đó chính là việc POP sẽ tải email từ server về bộ nhớ cục bộ của người dùng trong khi IMAP vẫn để email trên server và kiểm tra trực tuyến (có kết hợp với lưu bộ nhớ đệm).

    So sánh giữa

    pop3-or-imap-mail

    Hai giao thức có sự khác nhau cơ bản về phương thức hoạt động

    POP

    • Kết nối đến server
    • Nhận và tải toàn bộ email về thiết bị của người dùng
    • Lưu cục bộ vào thiết bị của người dùng như email mới
    • Xóa email trên server
    • Ngắt kết nối đến server

    Mặc định thì POP sau khi tải email sẽ xóa các email đó khỏi server. Tuy nhiên, đa phần các phần mềm sử dụng POP đều có tùy chọn lưu lại một bản sao trên server.
    Ưu điểm: POP sẽ lưu email và bộ nhớ cục bộ của người dùng, nghĩa là có thể kiểm tra email kể cả khi không có kết nối Internet.

    • Kết nối Internet chỉ sử dụng để gửi và nhận danh sách email.
    • Tiết kiệm được không gian lưu trữ trên server.
    • Có thể ứng dụng để hợp nhất nhiều tài khoản email và nhiều server vào cùng 1 hộp thư đến (quản lý nhiều email trong 1 email).

    IMAP

    • Kết nối đến server
    • Lấy nội dung được người dùng yêu cầu và lưu vào bộ nhớ đệm trên thiết bị cục bộ. Vd: danh sách các email mới, danh sách email theo một truy vấn tìm kiếm…
    • Hiển thị các nội dung đã lấy trên phần mềm của người dùng, xử lý các biên tập thêm/xóa/sửa của người dùng lên các email.
    • Ngắt kết nối

    Các bước làm việc của IMAP có một chút phức tạp hơn so với POP. Về cơ bản email vẫn được lưu trên server, người dùng chỉ copy một bản lưu tạm trên thiết bị cá nhân. (Một số phần mềm cho phép tải một hoặc nhiều email được chỉ định hoàn toàn về thiết bị).
    Ưu điểm: việc sử dụng IMAP cho phép người dùng cùng quản lý một hộp thư đến, vì vậy bạn có thể đăng nhập trên nhiều thiết bị khác nhau (smartphone, laptop, máy tính tại công ty…) bạn sẽ thấy được danh sách email với cùng một cấu trúc và cách sắp xếp phân loại vì chúng được thực hiện trên server, tất cả những thay đổi phát sinh đều được đồng bộ lên server. Các ưu điểm của IMAP có thể kết đến:

    • Mail được lưu trữ trên server, có thể truy cập từ nhiều thiết bị và địa điểm khác nhau.
    • Xem nhanh hơn do chỉ cần tải trước danh sách email với các tiêu đề với các yêu cầu rõ ràng thay vì phải đồng bộ toàn bộ như POP.
    • Tiết kiệm không gian lưu trữ trên thiết bị cục bộ.
    • Vẫn cho phép lưu trữ email cục bộ (cài đặt trên phần mềm).

    Vậy đâu là lựa chọn tối ưu

    Như chúng ta thấy, mặc dù IMAP ra mắt sau nhưng hiện nay 2 giao thức này vẫn tồn tại song song. Do nhu cầu của người dùng là khác nhau, việc lựa chọn ra một giao thức phù hợp nhất là tùy thuộc vào thói quen sử dụng của người dùng.
    Hãy chọn POP nếu: bạn muốn truy cập email chỉ từ một thiết bị, bạn cần truy cập email dù có đang kết nối internet hay không, server email bạn đang sử dụng có không gian lưu trữ hạn chế.
    Hãy chọn IMAP nếu: bạn muốn truy cập email từ nhiều thiết bị khác nhau, bạn thường xuyên ở trong phạm vi có kết nối internet, bạn muốn duyệt nhanh các email, không gian lưu trữ cục bộ hạn chế, bạn lo lắng về vấn đề dự phòng dữ liệu.

    Theo đánh giá thì IMAP là giao thức hiện đại và linh hoạt hơn. Do hiện nay mức độ phủ sóng internet là rất rộng, không gian lưu trữ trên server cũng không còn là vấn đề phải lo lắng đồng thời vẫn có thể lưu cục bộ những email quan trọng.

    0 0 vote
    Article Rating

    NamLee Blog - Chia sẻ là đam mê
    Subscribe
    Notify of
    guest
    0 Comments
    Inline Feedbacks
    View all comments
    0
    Would love your thoughts, please comment.x
    ()
    x